🌞

Hỏi đáp cùng Vue

Sửa bài viết này

Function component là gì?

Function component là một component với đặc điểm:

  1. Stateless: không chứa state bên trong nó
  2. Instanceless: không có instance, nghĩa là không có từ khóa this

Tại sao data trong Vue component phải là 1 function

Tại sao không thể khai báo như thế này

data: {
	message: 'here data' 😠
}

bắt buộc phải là function return data

data() {
	return {
		message: 'here data' 👍
	}
}

Theo tài liệu trên trang của Vue, nếu khai báo data là 1 object, các instance của 1 component sẽ trỏ đến cùng một data

Việc làm này là với mục đích tiết kiệm bộ nhớ.

Nếu mỗi component là một object độc lập hoàn toàn với nhau, khi component được khởi tạo, tất cả các phương thức và dữ liệu được khởi tạo theo.

Vue cho phép các dữ liệu trên component hoàn toàn độc lập, còn những thứ như method, computed,lifecycle hook` được tạo và lưu một lần duy nhất.

v-ifv-show khác nhau như thế nào

v-if không render DOM, v-show có render nhưng dùng css để ẩn đi, dùng v-show để tối ưu vì không cần update DOM liên tục.

Khai báo default value của proparray hoặc object

props: {
	arr: {
		default: [],
		type: Array
	}
}

☠️ No no đừng viết vậy nhé

Tất cả instancesẽ cùng *reference* tới một proparr`

Cách viết đúng

props: {
  arr: {
    type: Array,
    default: function () { return [] }
  }
}

viết kiểu ES6

props: {
  arr: {
    type: Array,
    default: () => []
  }
}

Mục đích của key trong Vue Component

Để tối ưu, Vue tái sử dụng khi có thể, tránh khởi tạo component mọi lúc. Việc này dẫn đến một vài bug trong tính huống như bên dưới

<template v-if="toggle">
	<input placeholder="Enter your name" />
</template>
<template v-else>
	<input placeholder="Enter your name" />
</template>

Nếu không có key, Vue không tạo ra 2 <input/>, mà dùng cùng 1 <input/>, khi giá trị toggle chuyển từ true sang false và ngược lại, nếu input này đang có giá trị nó sẽ không bị thay đổi.

<template v-if="toggle">
	<input placeholder="Enter your name" key="toggle-true" />
</template>
<template v-else>
	<input placeholder="Enter your name" key="toggle-false" />
</template>

Vì sao không sử dụng v-ifv-for cùng lúc?

v-for có thứ tự ưu tiên cao hơn v-if, nên có thể bị bug khi dùng chung.

Các event modifier cung cấp bởi Vue

Trong javascript cung cấp các modifier event.preventDefault(), event.stopPropagation() trong đối tượng event. Vue thì có thêm các modifier bổ sung

  • .stop
  • .prevent
  • .capture
  • .self
  • .once
  • .passive

Ví dụ

<button @click.stop="callHandler"></button>

Một số key modifier cung cấp sẵn

Vue hỗ trợ các key modifier để lắng nghe sự kiện bàn phím trên v-on

<input v-on:keyup.13="show" />

Khi ấn phím Enter (key code = 13), nó sẽ chạy hàm show. Các phím có tên hay dùng

.enter
.tab
.delete
.esc
.space
.up
.down
.up
.left
.right

Ví dụ sử dụng

<input v-on:keyup.enter="submit" />

Và có luôn modifier cho chuột

.left
.right
.middle

Modifier trên model

  • lazy: thay vì change ngay lập tức, chỉ change sau một khoản thời gian delay
<input v-model.lazy="msg"/>
  • number chuyển giá trị sang dạng số
<input v-model.number="age" type="number" />
  • trim cắt bỏ khoảng trắng ở đầu và ở cuối
<input v-model.trim='msg' />

Plugin trong Vue là gì và dùng để làm gì

Plugin sẽ cho phép đăng ký các function ở scope global, các function được nói đến có thể là

  • directive, filter, transition
  • methods, properties
  • mixin
  • Dùng Vue.prototype để "nhét" thêm một số phương thức global, ví dụ vm.$router

Để tạo một plugin

MyPlugin.install = function (Vue, options) {
	// 1. global method, property
	Vue.myGlobalMethod = function() { }

	// 2. global asset
	Vue.directive('my-directive', {
		bind (el, binding, vnode, oldNode) { }
	})

	// 3. "Nhét" (inject) một trên toàn bộ component
	Vue.mixin({
		created: function() {

		}
	})

	//4. Một phương thức global
	Vue.prototype.$myMethod = function (methodOptions) { }
}

Sau đó khai báo với Vue sử dụng plugin này

Vue.use(MyPlugin)

new Vue({ ... })

Trường hợp nên sử dụng render function mà không dùng kiểu viết template

Như tạo component động dựa trên input hoặc giá trị slot

Mục đích của thẻ keep-alive

Là một component dùng để giữ state và tránh việc re-render. Khi component trong trạng thái inactive nó sẽ cache lại chứ không destroy

<keep-alive>
  <comp-a v-if="a > 1"></comp-a>
  <comp-b v-else></comp-b>
</keep-alive>

82. Cấu trúc một async component

Vue có sẵn một factory function để lazy load component, được gọi với tên async component

const AsyncComponent = () => ({
  component: import('./MyComponent.vue'),
	// indicator để biết load xong chưa
  loading: LoadingComponent,
	// nếu load bị lỗi
  error: ErrorComponent,
	// mặc định 200ms, thời gian delay
  delay: 200,
	// mặc định là không có giới hạn, sau thời gian này, ErrorComponent sẽ hiển thị
  timeout: 3000
})

x template

Cho phép chúng ta có thể định nghĩa một template bằng thẻ script, chỉ cần thêm vào text/x-template

<script type="text/x-template" id="script-template">
	<div>vuilaptrinh.com</div>
</script>
Vue.component(`x-template-example`, {
	template: '#script-template'
})

Mục đích của once

Nếu muốn render rất nhiều nội dung tĩnh, chúng ta chỉ cần thực hiện một lần và sau đó cache lại kết quả này.

<div v-once>
	<h1>vuilaptrinh.com</h1>
</div>

Mục đích của renderError

Khi gọi hàm render có phát sinh lỗi, hàm renderError sẽ được gọi

render(h) {
	throw new Error('An error')
},
renderError(h, err) {
	return h( 'div', {style: { color: 'red' }}, err.stack )
}

nextTick là gì

Hàm nextTick() cho phép chạy một hàm khác sau khi dữ liệu có thay đổi và DOM đã cập nhập.

// thay đổi dữ liệu
vm.msg = 'vuilaptrinh'
// DOM chưa update
Vue.nextTick(function () {
	// DOM đã update
})

// Có thể dùng như `.then` như Promise
Vue.nextTick()
	.then(function () {
		// DOM đã update
	})

Làm sao để force update

Trường hợp phải force update rất hiếm xảy ra. Nhưng nếu muốn chúng ta có thể gọi vm.$forceUpdate() để ép buộc re-render

Initializing...