🌞

Tại sao lại viết Super(props)

Sửa bài viết này

Nghe nói Hook đang là trend. Trớ trêu thay, tôi muốn viết bài đầu tiên cho blog này để nói về điều thú vị của class component.

Vấn đề này không liên quan tới việc sử dụng React một cách hiệu quả. Nhưng bạn sẽ cảm thấy chúng thú vị nếu như bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về cách hoạt động.

Đây là bài đầu tiên.


Chúng ta đã viết super(props) không biết bao nhiêu lần trong đời:

class Checkbox extends React.Component {
  constructor(props) {
    super(props);
    this.state = { isOn: true };
  }
  // ...
}

Dĩ nhiên, nếu áp dụng class field proposal thì có thể bỏ qua nghi thức này:

class Checkbox extends React.Component {
  state = { isOn: true };
  // ...
}

Cú pháp này đã được hoạch định khi React 0.13 đã hỗ trợ cho plain class năm 2015. KHai báo constructor và gọi super(props) luôn là kế hoạch tạm thời cho đến khi có một cách khác tốt hơn.

Quay về ví dụ, chỉ sử dụng các tính năng của ES2015:

class Checkbox extends React.Component {
  constructor(props) {
    super(props);
    this.state = { isOn: true };
  }
  // ...
}

Tại sao chúng ta lại gọi super? Chúng ta có thể không gọi chúng được không? Nếu chúng ta gọi chúng, thì chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không truyền props? Truyền thêm các tham số khác được không? Cùng tìm hiểu nào.


Trong JavaScript, super để gọi lại constructor của class cha. (Trong ví dụ của chúng ta, nó trỏ về React.Component.)

Điều quan trọng, bạn không thể sử dụng this trong constructor nếu chưa gọi đến constructor của class cha. JavaScript sẽ không để bạn làm việc này:

class Checkbox extends React.Component {
  constructor(props) {
    // 🔴  Không thể dùng `this` được
    super(props);
    // ✅  Giờ thì dùng được rồi
    this.state = { isOn: true };
  }
  // ...
}

Có một lý do chính đáng giải thích vì sao JavaScript phải thực hiện constructor của lớp cha trước khi đụng vào this. Hãy xem xét trường hợp sau:

class Person {
  constructor(name) {
    this.name = name;
  }
}

class PolitePerson extends Person {
  constructor(name) {
    this.greetColleagues(); // 🔴  Điều này không cho phép, đọc lý do ở bên dưới
    super(name);
  }
  greetColleagues() {
    alert('Chào buổi sáng!');
  }
}

Hãy tưởng tượng, khi bạn có thể dùng this trước super. Một tháng sau, chúng ta đổi greetColleagues, thêm this.name khi alert:

  greetColleagues() {
    alert('Chào buổi sáng!');
    alert('Tên tôi là ' + this.name + ', rất vui được gặp bạn!');
  }

Nhưng chúng ta quên rằng this.greetColleagues() được gọi trước super(), giá trị this.name chỉ có sau khi gọi super()! Lúc này bạn có thể thấy, code như thế này khó để biết được lỗi ở đâu.

Để tránh những điều như vậy, JavaScript chỉ định rằng nếu bạn muốn sử dụng this bên trong constructor, bạn phải gọi super trước. Để cho thằng cha làm việc của nó! Và điều này cũng áp dụng với các lớp React components:

  constructor(props) {
    super(props);
    // ✅  Okay, dùng `this` được rồi
    this.state = { isOn: true };
  }

Chúng ta cùng đến với câu hỏi khác: phải sao phải truyền vào props?


Bạn hãy nghĩ đơn giản rằng khi truyền props vào super là cần thiết để React.Component constructor có thể thiết lập this.props:

// Bên trong React
class Component {
  constructor(props) {
    this.props = props;
    // ...
  }
}

Nó thật sự là cách mà chúng tôi thực hiện bên trong React.Component.

Bằng cách nào đó, nếu bạn gọi super() mà không có tham số props, bạn vẫn có thể sử dụng this.props trong phương thức render và các phương thức khác. (Nếu không tin, hãy tự kiểm tra xem!)

Vậy hoạt động như thế nào? Hóa ra React đã gán props cho một instance ngay sau constructor:

  // Bên trong React
  const instance = new YourComponent(props);
  instance.props = props;

Thế nên khi bạn quên bỏ thằng props vào super(), thì trong React bạn vẫn có thể gọi nó sau đó. Có một lý do cho việc này.

Khi React hỗ trợ thêm class, nó không chỉ hỗ trợ class cho mỗi phiên bản ES6. Mà mục tiêu chính là hỗ trợ nhiều class abstract nhất có thể. Không rõ làm thế nào ClojureScript, CoffeeScript, ES6, Fable, Scala.js, TypeScript, hoặc các giải pháp khác định nghĩa component. Vì vậy, React sử dụng super() không hề là quan điểm cá nhân.

Vậy có nghĩa là bạn có thể gọi super() thay vì super(props)?

Không. Như vậy rất khó hiểu. Chắc chắn, React sẽ gán this.props sau khi constructor chạy. Nhưng this.props vẫn là undefined giữa lúc gọi super và kết thúc constructor:

// Bên trong React
class Component {
  constructor(props) {
    this.props = props;
    // ...
  }
}

// Bên trong code của bạn
class Button extends React.Component {
  constructor(props) {
    super(); // 😬 Chúng ta không truyền vào props
    console.log(props);      // ✅ {}
    console.log(this.props); // 😬 undefined - chưa định nghĩa 
  }
  // ...
}

Việc debug sẽ trở nên khó khăn nếu như một vài phương thức được gọi từ constructor. Đó là lý do vì sao luôn khuyến khích bạn sử dụng super(props), mặc dù nó không phải quy định bắt buộc:

class Button extends React.Component {
  constructor(props) {
    super(props); // ✅ Chúng ta truyền props vào 
    console.log(props);      // ✅ {}
    console.log(this.props); // ✅ {}
  }
  // ...
}

Điều này đảm bảo this.props sẽ được thiết lập trong constructor.


Có một điều cuối mà khiến cho các fan lâu năm của React tò mò.

Bạn có thể thấy rằng khi sử dụng Context API bên trong class (hoặc với contextTypes cũ hoặc với contextType API được thêm vào ở React 16.6), context được đẩy vào tham số thứ hai trong constructor.

Vậy tại sao chúng ta không viết là super(props, context)? Có thể chứ, nhưng context ít khi sử dụng nên việc phát sinh lỗi cũng ít xuất hiện.

Với class fields proposal thì những vấn đề này hầu như biến mất. Không có constructor, tất cả các tham số đều được truyền vào một cách tự động. Đây là những lý do cho phép một biểu thức state = {} bao gồm cả các tham chiếu this.props hoặc this.context nếu cần thiết.

Với Hooks, chúng ta thậm chí không có super hoặc this. Nhưng chủ đề đó sẽ giành cho một ngày khác.

Bài viết được dịch từ Why Do We Write super(props)?

Initializing...