Update lại DOM nghe có vẻ là công việc của React DOM, tuy nhiên chúng ta gọi this.setState()
bên trong một React Component, nó sẽ không liên quan tới React DOM, React.Component sẽ xử lý.
Vậy làm sao setState()
bên trong React.Component update được DOM? Bạn có thể nghĩ là bên trong React.Component chứa logic để update DOM. Nhưng tại sao chúng ta vẫn có thể gọi this.setState()
trên các môi trường khác, ví dụ như sử dụng trên React Native, nó cũng là extends của React.Component
. Và React Native thì làm việc được trên cả Android iOS, cái View đó thì ko dựng bằng DOM.
Nếu bạn đã sử dụng qua React Test Renderer hoặc Shallow Renderer. Cả 2 cách test này đều cho phép render một component bình thường và gọi this.setState
bên trong nó. Và cả 2 thằng đó cũng ko liên quan gì tới DOM.
Như vậy là React.Component
được giao nhiệm vụ update state thì nó chạy một đoạn code chỉ định theo từng platform.
Rất nhiều người lầm tưởng có một React engine bên trong package react
. Điều này không đúng.
Thực chất, kể từ phiên bản React 0.14, package react
đã được tách hẳn ra cung cấp các API để khai báo component. Hầu hết code được thực hiện ở các renderers
react-dom
, react-dom/server
, react-native
, react-test-renderer
, react-art
là những renderers như vậy. Và bạn cũng có thể tự build một cái luôn.
Đó là lý do tại sao package react
rất là hữu dụng dù bạn đang sử dụng trên bất kỳ platform nào. Tất cả những gì nó export, như React.Component
, React.createElement
, React.Children
và thậm chí là Hook, độc lập hoàn toàn với platform. Và khi dùng chung với React DOM, React DOM server, React Native, các component của chúng ta vẫn import và sử dụng như nhau.
Những thằng renderer sẽ có các API như ReactDOM.render()
cho phép mount cấu trúc React Component vào DOM node. Mỗi thằng renderer sẽ cung cấp các API tương tự như vậy trên platform của nó. Tất cả các component khi được khai báo không cần import bất cứ gì từ renderer, như vậy để nó portable.
Bạn có thể hiểu là tại sao khi cập nhập thì chúng ta cần cập nhập cả 2 package react
và react-dom
cùng lúc. Ví dụ khi React 16.3 ra API context, React.createContext()
, cái này react
chưa có implement, mà được implement trong renderer như React DOM, và React DOM Server sẽ có 2 cách implement khác nhau, React DOM có thể track context một chiều, nhưng React DOM Server sẽ track theo kiểu khác.
Vẫn chưa trả lời được câu hỏi ban đầu, làm sao setState()
bên trong React.Component
nói chuyện với đúng renderer nó cần.
Câu trả lời là các renderer set một field đặc biệt trong lúc create class. Field này gọi là updater
, giá trị này bạn ko phải set, mà là công việc của React DOM, React DOM server, React Native set ngay sau khi tạo 1 instance của class.
// Bên trong React DOM
const inst = new YourComponent();
inst.props = props;
inst.updater = ReactDOMUpdater;
// Bên trong React DOM Server
const inst = new YourComponent();
inst.props = props;
inst.updater = ReactDOMServerUpdater;
// Bên trong React Native
const inst = new YourComponent();
inst.props = props;
inst.updater = ReactNativeUpdater;
Bên trong React, nó chỉ delegate lại công việc cho các renderer
// ví dụ đã được cắt bớt các phần khác.
setState(partialState, callback) {
// Sử dụng field `updater`
this.updater.enqueueSetState(this, partialState, callback);
}
Hy vọng bạn đã hiểu tại sao this.setState()
có thể update được DOM
Initializing...